25 chú ý khi lập BCTC, quyết toán thuế năm 2016
- Lượt xem: 3171
- Tweet
25 lưu ý trước khi lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế năm 2016
25 lưu ý trước khi lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế năm 2016. Sắp hết năm 2016 rồi, các bạn đã chuẩn bị gì sẵn sàng để báo cáo lên cơ quan thuế? Bài viết chia sẽ những bước đầu tiên cần chuẩn bị như: quyết toán thuế, ghi nhận thuế môn bài, kết chuyển lợi nhuận, các khoản tiền, tính và nộp thuế, …. các bạn tham khảo nhé.
1. Ghi nhận thuế môn bài đầu năm tài chính
a) Ghi nhận thuế môn bài phải nộp:
Nợ TK 6422/6425
Có TK 3338
b) Chi tiền nộp thuế môn bài:
Nợ 3338
Có 111/112
2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
a) Trường hợp có lãi ghi:
Nợ TK 4212
Có TK 4211
b) Trường hợp lỗ ghi:
Nợ TK 4211
Có TK 4212
3. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính –> hạch toán
+ Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
+ Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112,. . .
+ Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 8211
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
– Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334
Có các TK 111, 112
4. Nguồn tiền mặt: Thường các chủ DN bỏ tiền tùi để mua hàng, trả chi phí nhưng không có giấy tờ gì nên quỹ thiếu hụt –> hợp đồng mượn tiền của Sếp để bù đắp vào.
5. Tiền ngân hàng: Có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì nhớ lấy bấy nhiêu sổ phụ về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh.
6. Thuế GTGT khấu trừ: Kiểm trả xem số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2015 hoặc quý 04/2015 so với số dư ở TK 1331 như thế nào? Tương tự cho tờ khai thuế GTGT tháng 12/2016 sắp tới hoặc quý 04/2016.
– Thông thường nếu hóa đơn tháng/quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau.
– Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý –> số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43.
7. Công nợ phải thu phải trả: Làm biên bản đối chiếu công nợ phải thu, phải trả cho đến hết 31/12/2016.
8. Tiền tạm ứng: kiểm tra đồi chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa xài hết.
9. Hàng tồn kho:
– Kiểm tra hàng nhập đã đúng chưa?
– Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?
– Tuyệt đối không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.
– Lập dự phòng gì không?
10. Phân bổ chi phí trả trước:
– Đã phân bổ chưa?
– Loại chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?
11. Tài sản cố định:
– Đã khấu hao chưa?
– Chi phí khấu hao nào hợp lý? chi phí nào chưa hợp lý
12. Thuế phải nộp: Lên thuế xin tình hình thuế năm 2016 để về đối chiếu cho nhanh
– Thuế môn bài? hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?
– Thuế GTGT? Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?
– Thuế TNCN? Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm để có số chính xác khi lên BCTC.
– Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211 Có 3334, Nợ 3334 Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm.
– Thuế khác?
13. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN
– Hạch toán lương chưa?
– Đã trích các khoản theo lương chưa?
– Đối chiếu với cơ quan bảo hiểm đã đúng chưa?
14. Các khoản tiền vay, mượn: kiểm tra lại kỹ để hoàn trả
15. Doanh thu: Doanh thu nào chịu thuế TNDN? Doanh thu nào không?
– Doanh thu bán hàng?
– Doanh thu tài chính?
– Doanh thu khác?
16. Giá vốn: Giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ?
– Căn cứ để tính giá thành là gì? Có vượt định mức cho phép không?
– Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?
17. Chi phí: Chi phí nào hợp lý? Chi phí nào không hợp lý?
– Chi phí bán hàng?
– Chi phí quản lý?
– Chi phí lãi vay (tài chính)?
– Chi phí khác?
18. Kết chuyển doanh thu chi phí: xem đã kết chuyển hết chưa? TK từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ.
19. Lập quyết toán thuế TNDN –> xác định số thuế phải nộp
20. Lập quyết toán thuế TNCN –> xác định số thuế phải nộp
21. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán vào phần mềm:
a) Số thuế phái nộp theo quyết toán = số thuế đã tạm tính 4 quý —> không làm gì thêm
b) Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn số thuế tạm tính 4 quý –> hạch toán thu thêm thuế Nợ 8211 Có 3334
c) Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý –> hạch toán Nợ 3334 Có 8211
22. Căn cứ quyết toánThuế TNCN –> điều chỉnh giảm thuế tăng lương hoặc tăng thuế giảm lương vào phần mềm
23. Kết chuyển 8211 –> 911, Kết chuyển 911 –> 4212
24. Lập Báo cáo tài chính —> Hoàn thành các bước trên và lập báo cáo tài chính.
25. Kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan thuế theo quy định.
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập.
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop. (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc ).
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp:
- Có thể kê khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân, TNDN.
- Làm sổ sách kế toán.
- Tính được giá thành sản xuất, xây dựng.
- Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
- Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân.
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học.
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ. Sau khi kết thúc khóa học.
Địa chỉ học kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3 Phố Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ ĐH Thương Mại – Đường Hồ Tùng Mậu)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989