Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

    Lượt xem: 665

 

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

Để có thể hạch toán được khoản trích khấu hao tài sản cố định thì kế toán cần tính ra được số khấu hao TSCĐ trong kỳ theo các phương pháp trích khấu hao được hướng dẫn tại thông tư 45/2013/TT-BTC.
Sau đây chúng tôi xin được hướng dẫn các bạn cách hạch toán khấu hao TSCĐ bằng các nghiệp vụ thường gặp trong doanh nghiệp.

1. Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, ghi:

Theo quyết định 15Theo quyết định 48
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi côngNợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).
– TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình.

– TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.

– TK 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình.

– TK 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư.

Nợ TK 154: Chi phí SX kinh doanh dở dangNợ TK 6422: Chi phí bộ phận quản lý.

Nợ Tk 6421: Chi phí bán hàng.

Có TK: 214: Hao mòn tài sản cố định

 

2. Khi thanh lý – nhượng bán tài sản cố định do hư hỏng, hoặc không dùng nữa thì kế toán phải tiến hành hạch toán giảm TSCĐ và giảm khấu hao bằng bút toán:

Nợ TK 214: giá trị hao mòn lũy kế

Nợ TK 811: giá trị còn lại của TSCĐ

Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ.

Vì khi nhượng bán – thanh lý chúng ta sẽ phải xuất hóa đơn nên sẽ có thêm bút toán:

Nợ TK 131, 111, 112: Tổng tiền thanh toán

Có TK 3331: Thuế GTGT (nếu công ty bạn làm theo PP khấu trừ)

Có 711: Thu nhập khác.
Chú ý: Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (Đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.

Dưới đây là sơ đồ hạch toán tài khoản 214: khấu hao tài sản cố định

Nguồn: Internet

 

Comments

comments