Chi cục thuế xuống….kế toán phải làm gì?

    Lượt xem: 3037

Thuế gõ cửa…..kế toán phải chuẩn bị gì?

Trong suốt quá trình làm kế toán viên của mình bất kì một kế toán viên nào dù là kì cựu hay mới vào nghề đều ngán ngẫm khi làm việc với cơ quan thuế. Vì trong quá trình làm việc khá nhiều vấn đề phát sinh, nhiều lúc đến kế toán cũng không thấy được vấn đề sai sót đó cho đến khi cơ quan thuế đưa ra thì “ Hỡi ôi!..”.

Nhưng khi cơ quan thuế đã ghé thăm thì đó chỉ còn là “số phận”, để khắc phục hậu quả này, bài viết hôm nay mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm cho công tác chuẩn bị khi cơ quan thuế chuẩn bị kiểm tra doanh nghiệp của những kế toán đã làm việc thực tế mà ad sưu tầm được để các bạn có thể hiểu hơn tầm quan trọng của người kế toán và nghiệp vụ mình cần phải có.kế toán thuế

– Việc đầu tiên liên quan đến báo cáo thuế: kiểm tra báo cáo thuế đã chuẩn chưa, chính xác chưa? Nếu chưa thì phải làm báo cáo bổ sung, điều chỉnh.

+ Thuế GTGT: : Sắp xếp 12 tháng/năm & đối chiếu sổ 1331 của năm đó với số liệu trên tờ khai thuế. Kiểm tra các hóa đơn trên 20 triệu đã có đầy đủ điều kiện để đc khấu trừ thuế GTGT chưa? như UNC chuyển khoản? Biên Bản đối chiếu, bù trừ công nợ? Hợp Đồng Kinh Tế/Mua Bán- quy định rõ điều khoản trả chậm. Nếu chưa chuẩn thì phài làm báo cáo để giải trình khi cơ quan thuế xuống kiểm tra.

+ Tờ khai Quyết toán thuế TNDN: : Kiểm tra Doanh Thu/Chi Phí trên Tờ Khai Thuế đã ổn với sổ sách chưa? CHênh lệch giữa LN kế toán với LN Thuế ở đâu cũng phải tự giải trình sẵn trên file word.

+ Tờ khai quyết toán thuế TNCN: Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động xe đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa?

+ Nếu có thuế GTGT nhập khẩu: Kiểm tra hồ sơ NK, Tờ Khai Hải Quan, Lệnh Chuyển Tiền & Chứng từ nộp thuế GTGT NK, kê khai thuế GTGT = Biên Lai, Chứng từ nộp thuế GTGT NK.

– Về vấn đề thứ hai liên quan đến sổ sách kế toán:

Lấy bảng cân đối phát sinh tài khoản từng năm căn cứ vào đó kiểm tra sổ sách xem đã in đủ sổ sách theo BCDPSTK chưa?

Với những sổ có chi tiết đối tượng thì phải in chi tiết, ngoài in sổ cái.

Sổ chi tiết TK 112 : Nếu có nhiều TK ngân hàng mở nhiều NH khác nhau.

Sổ chi tiết TK 131 / 331 : Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả

Sổ chi tiết 138 / 338 : Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả khác (nếu có)

Sổ chi tiết 141 : Chi tiết từng đối tượng ứng cá nhân

Sổ chi tiết 154 : 1541/1542/1543… (nếu có)

Sổ chi tiết 333 : 33311 / 3334/3335/3338…

 + Kiểm tra kỹ các khoản phải thu, phải trả trên sổ sách so với hóa đơn mua vào/bán ra. Số dư cuối năm, làm biên bản xác nhận công nợ.

+ . Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ NH không? có thời gian thì đối chiếu từng tháng.

+ Kiểm tra sổ quỹ Tiền Mặt, tránh hiện tượng âm quỹ, phải có số dư cuối ngày trên sổ quỹ. Nhiều DN cuối tháng dương quỹ nhưng trong tháng vẫn có ngày âm quỹ.

+ Làm file mềm tự giải trình sẵn chênh lệch giữa doanh thu – giá vốn, của từng hóa đơn xuất ra. Cái nào lỗ thì comment giải trình sẵn, chuẩn bị các giấy tờ để có thể giải trình vì sao lỗ.

+ Đối chiếu sổ chi tiết 333 với chứng từ nộp thuế mà doanh nghiệp đang lưu giữ. Tự làm file excel tổng hợp các khoản thuế đã nộp theo chứng từ. Bởi khi QT Thuế, trên BB làm việc CQ Thuế sẽ tổng hợp quan hệ Nghĩa Vụ NSNN của Doanh Nghiệp trên BBQT (Thuế lấy theo số họ lưu trên hệ thống QLT, nếu có sai lệch bạn y/c Thuế điều chỉnh với đk bạn phải xuất trình được chứng từ nộp thuế đầy đủ do DN đang lưu.)

+ Kiểm tra sổ sách của các khoản chi phí : TK đầu 6, đầu 8.

+ Kiểm tra nhập xuất tồn kho, in chi tiết NXT từng mặt hàng & có số dư cuối ngày của từng mặt hàng (giống in sổ quỹ) để CQ Thuế kiểm tra hiện tượng âm kho.

+ Kiểm tra sổ giá thành (nếu có) & phải có sẵn bảng định mức đã đăng ký với CQ Thuế, ko nộp bảng định mức tiêu hao NVL, CQ Thuế ấn định theo mức tiêu hao của NN quy định.

+ Nếu có phát sinh các khoản vay ngân hàng/ vay cá nhân thì kiểm tra sắp xếp đầy đủ KUNN từng lần theo phát sinh, kiểm tra các khoản lãi vay.

+ Kiểm tra chi phí khấu hao tài sản / hồ sơ tài sản.

+ Kiểm tra hóa đơn xem hợp pháp chưa ? Hóa đơn đầu vào đã đảm bảo đúng đủ các thông tin bắt buộc phải có theo quy định chưa?

Tra cứu xem các hóa đơn đầu vào (nếu ko có thời gian cố gắng tra cứu những hóa đơn trị giá trên 20 triệu) đã được bên bán đã làm thông báo phát hành sử dụng hóa đơn với CQ Thuế chưa ? tình trạng NNT đang hoạt động hay tạm ngừng, bỏ trốn, khóa MST….

Khi cơ quan thuế đã ấn định doanh nghiệp của bạn sẽ bị kiểm tra thì đó là số phận không thể thoát được, cách tốt nhất là chuẩn bị tất cả những chứng từ, hồ sơ liên quan, đảm bảo tính chính xác, hợp lí để cơ quan thuế kiểm tra. Trong trường hợp không  hợp lí thì phải có file word giải trình để tránh khỏi phiền toái.

Theo như những vấn đề ad chia sẻ, các bạn sẽ thấy thật đơn giản tuy nhiên khi làm thực tế các vấn đề thực tế phát sinh thì lại cuống cuồng như trên trang mạng xã hội có đăng bài “ Doanh nghiệp bấn loạn vì thuế”, lúc đó mới thấy rằng việc học ở trường và làm thực tế hoàn toàn khác nhau. Mong các bạn kế toán viên hiện tại và tương lai sẽ có hướng đi đúng, vững nghiệp vụ để phục vụ công việc của mình.

Nguồn: Gia sư KTT

Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa kế toán thuế thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200

Nghị định 139/2016/NĐ-CP

Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:

 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập.

3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop. (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc ).

4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.

5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp:

  • Có thể kê khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân, TNDN.
  •  Làm sổ sách kế toán.
  •  Tính được giá thành sản xuất, xây dựng.
  •  Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
  •  Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân.

6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học.

7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ. Sau khi kết thúc khóa học.

Địa chỉ học kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3 Phố Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

( Gần nhà sách Trí Tuệ ĐH Thương Mại – Đường Hồ Tùng Mậu)

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

 

Comments

comments